fbpx

Trẻ mọc răng biếng ăn – Giá như mẹ biết sớm hơn – Tư vấn từ chuyên gia

Tình trạng trẻ mọc răng kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Một số bé còn được đà lười ăn, lười bú trong suốt giai đoạn này. Thậm chí tạo thành thói quen biếng ăn.
Trẻ biếng ăn mọc răng
Trẻ biếng ăn mọc răng

Trẻ mọc răng biếng ăn là tình trạng xảy ra ở hầu hết các trẻ đang trong quá trình mọc răng. Điều này khiến bố mẹ lo lắng, bồn chồn không yên. Bố mẹ thường than phiền trẻ mọc răng biếng ăn quá phải làm sao đây? Vậy vì sao trẻ mọc răng lại biếng ăn? Tình trạng biếng ăn này kéo dài bao lâu? Và khắc phục tình trạng này bằng cách nào? Bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Vì sao trẻ mọc răng lại biếng ăn

Có rất nhiều lý do khiến trẻ biếng ăn như nguyên nhân bệnh lý, khẩu phần ăn không thích hợp,…Với trẻ ở giai đoạn 5 – 6 tháng thì nguyên nhân biếng ăn thường do trẻ mọc răng. Vậy vì sao trẻ mọc răng lại biếng ăn?

Vì sao trẻ mọc răng lại biếng ăn
Vì sao trẻ mọc răng lại biếng ăn

Trẻ đến độ tuổi 5 – 6 tháng bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của mọc những chiếc răng đầu tiên. Khi đó nướu của các bé sẽ bị tấy đỏ, sưng lên đôi khi là viêm, loét đỏ ở lợi. Không những thế, khi trẻ mọc răng còn đi kèm các biểu hiện như sốt khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc dẫn đến việc biếng ăn.

Ngoài ra khi mọc răng, bé còn mất nhiều năng lượng dẫn đến việc sức đề kháng của bé bị giảm sút. Một số bé vì thế mà còn có thể bị tiêu chảy hay còn gọi là đi tướt mọc răng.

Sau đó để răng có thể mọc lên thì lợi của trẻ sẽ bị nứt ra nó sẽ khiến bé khó chịu, đau, bứt rứt trong miệng. Việc này cũng rất có thể khiến bé nhiễm trùng răng miệng. Như một cơ chế bảo vệ của cơ thể, tuyến nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn để làm mát và làm dịu vùng lợi đang bị sưng của bé.

Tất cả các yếu tố trên đều trở thành nguyên nhân khiến bé biếng ăn, mệt mỏi, hay quấy khóc. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra ở trẻ khi bắt đầu vào giai đoạn mọc răng. Nên bố mẹ cũng đừng quá lo lắng.

2. Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu?

Trẻ mọc răng biếng ăn kéo dài bao lâu
Trẻ mọc răng biếng ăn kéo dài bao lâu

Sau khi biết rõ nguyên nhân tại sao trẻ mọc răng lại biếng ăn bố mẹ có thể an tâm phần nào. Vậy tình trạng biếng ăn này diễn ra trong bao lâu?

Thực tế rất khó để xác định xem tình trạng biếng ăn của trẻ do mọc răng kéo dài bao lâu. Tùy thuộc vào thể trạng của từng bé mà sẽ có những khoảng thời gian biếng ăn khác nhau.

Một số bé khi có sức khỏe và sức đề kháng tốt, các triệu chứng mọc răng sẽ giảm hơn so với các bé có sức khỏe kém hơn. Một số trường hợp ghi nhận biểu hiện biếng ăn chỉ kéo dài vài ngày đầu sau đó trở lại ăn uống bình thường. Bé có thể vẫn ăn nhưng ăn ít hơn thường ngày.

Một số trẻ sức khỏe kém hơn thì việc biếng ăn mệt mỏi sẽ kéo dài lâu hơn. Điều này cũng dễ hiểu khi lợi bị nứt, việc trẻ không muốn ăn cũng là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Một số bé còn được đà lười ăn, lười bú trong suốt giai đoạn này. Thậm chí tạo thành thói quen biếng ăn.

Mọc răng cũng không để lại những hậu quả ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như thể trạng của trẻ. Việc trẻ mọc răng đơn giản là hoàn thiện dần cơ thể của bé. Giúp bé có thể nghiền thức ăn dễ dàng, ăn được nhiều loại thức ăn hơn. Vì vậy bố mẹ đừng nên quá băn khoăn hay lo lắng.

3. Trẻ mọc răng biếng ăn phải làm sao?

Làm thế nào để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng biếng ăn kéo dài ở trẻ? Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số cách mà bố mẹ có thể tham khảo cho trẻ.

3.1 Vệ sinh răng miệng và lợi cho bé

Vệ sinh răng miệng cho bé
Vệ sinh răng miệng cho bé

Khi trẻ mọc răng rất dễ xảy ra các hiện tượng viêm lợi. Vì vậy bố mẹ nên vệ sinh lợi hằng ngày cho bé bằng khăn mềm, nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Việc này sẽ giúp giảm nguy cơ viêm lợi, nhiễm trùng khi trẻ mọc răng. Bố mẹ cũng không nên cho bé ngậm núm vú cao su, bình sữa khi ngủ. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển. Nó ảnh hưởng xấu đến răng lợi của trẻ.

3.2 Tăng cường cho trẻ bú mẹ

Tăng cường bú mẹ
Tăng cường bú mẹ

Trẻ biếng ăn thường thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy tăng cường cho bé bú mẹ sẽ giúp bé bù đắp lại những chất đạm, béo, vitamin và khoáng cần thiết cho sự phát triển của mình.

3.3 Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cháo thịt bò cà rốt
Cháo thịt bò cà rốt

Bố mẹ chú ý cung cấp cho bé các đồ ăn mềm để trẻ dễ ăn và dễ nuốt. Bố mẹ cũng không nên cho bé ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Điều này cũng có những cái ảnh hưởng xấu đến răng lợi của trẻ. Mẹ cũng nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

3.4 Chơi nhiều với trẻ

Chơi đùa với trẻ
Chơi đùa với trẻ

Bố mẹ nên chơi đùa nhiều với trẻ để trẻ quên đi cảm giác đau và khó chịu khi mọc răng. Không nên ép bé ăn hay quát mắng bé khi bé quấy khóc. Bố mẹ kiên nhẫn với con chứ không nên quát mắng hay khó chịu với bé.

3.5 Không tự ý dùng thuốc nếu bé đang mắc kèm sốt hoặc tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nếu bé sốt hoặc tiêu chảy thì bố mẹ nên cân nhắc việc sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc phải theo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia. Bố mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cho con.

4. Thực đơn cho trẻ mọc răng biếng ăn

Khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn mọc răng bằng việc cung cấp chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ.

4.1 Đối với các bé mới mọc răng vẫn bú mẹ

Cải thiện tình trạng trẻ mọc răng biếng ăn
Cải thiện tình trạng trẻ mọc răng biếng ăn

Thời kì này mẹ chỉ cần cho con bú tăng cường là được. Mẹ cần ăn uống dinh dưỡng để cung cấp cho bé sữa tốt nhất. Mẹ nên tránh ăn các đồ cay nóng, chất kích thích. Điều này khiến sữa của mẹ có tính nóng. Nó có những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe răng miệng của trẻ. Nếu mẹ không đủ sữa thì có thể cho bé uống sữa công thức. Sữa công thức phải đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra mẹ nên chọn sữa mát cho bé. Sữa mát giúp bé không bị nóng, không ảnh hưởng đến răng lợi.

Bé đã ăn dặm thì mẹ chú ý cung cấp cho bé những thực phẩm mềm, dễ tiêu. Mẹ nên xay nhuyễn các loại thực phẩm khi nấu cho bé. Mẹ có thể cho bé uống sinh tố hoa quả. Cung cấp các thực phẩm như trứng, cháo ngũ cốc,…

4.2 Đối với các bé đã mọc răng

Salad
Salad

Bé đã mọc răng thì bố mẹ có thể đa dạng khẩu phần ăn của bé. CÓ thể cung cấp loại thức ăn mềm như đậu hũ nghiền, khoai tây, cà rốt nghiền,…

Các bé đã mọc được từ 6 – 8 răng thì mẹ có thể luộc chín rau củ cho bé. Cũng có thể cho bé ăn các loại thực phẩm màu sắn để kích thích sự thèm ăn của bé.

Bé mọc từ 8 – 12 răng thì bé không còn quá khó chịu khi mọc răng. Mẹ có thể cho bé ăn salad để cung cấp cho bé vitamin, khoáng tăng sức đề kháng. Tuy nhiên phải đảm bảo các loại rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Với các bé mọc 12 – 20 răng thì việc khó chịu do mọc răng gần như. Tuy nhiên vẫn có những ảnh hưởng nhỏ đối với bé. Mẹ có thể thay đổi khẩu phần ăn khiến trẻ thích thú hơn. Thay vì ăn cơm như bình thường, có thể đổi thành bún, bánh mì,…

5. Kết luận

Qua bài viết này, mong rằng đã cung cấp cho bố mẹ những kiến thức cơ bản về việc trẻ mọc răng biếng ăn. Bố mẹ có những biện pháp để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. Mẹ nên làm phong phú bữa ăn để kích thích sự thèm ăn của bé.

Để được tư vấn thêm các chị có thể liên lạc Hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc Inbox Fanpage!

Theo Hoàng Huê tổng hợp

Bài viết tham khảo

>>>Chùm ngây Nano: Giải pháp đột phá giúp trẻ tăng cân 2020!

>>>Sữa BABEGO – Đột phá công nghệ Nano trong Chùm ngây giúp trị táo bón cho trẻ

>>>Thuốc bổ cho trẻ biếng ăn có thực sự cải thiện biếng ăn cho trẻ; Cha mẹ cần biết

>>> Sữa dành cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng; Top 3 sữa được chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị

 

mua hàng
Giúp ăn ngon miệng, hấp thu tốt, giúp tăng cân
Tăng cường sức đề kháng
Hỗ trợ tiêu hoá khoẻ mạnh, ngừa táo bón
Thành tiền:
Ghi chú
hotline / zalo
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

câu hỏi thường gặp

facebook