fbpx

Tiêu chảy cấp ở trẻ em – Cha mẹ có nên lo lắng?

Tiêu chảy cấp ở trẻ rất phổ biến hiện nay. Trẻ biếng ăn trong khi bị bệnh, ít hấp thu dinh dưỡng. Bố mẹ cần phải có những biện pháp phòng chống cũng như chữa trị đúng cách tình trạng bệnh này cho con.

 

Tiêu chảy cấp ở trẻ
Tiêu chảy cấp ở trẻ

Tiêu chảy cấp rất phổ biến và dễ bắt gặp ở trẻ em. Vậy tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì? Biểu hiện ra sao? Cách phòng chống và cách chữa trị như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh gì?

Tiêu chảy cấp ở trẻ là hiện tượng trẻ đi ngoài hơn 3 lần/ngày kéo dài khoảng 1 tuần. Các đặc tính của phân thay đổi như phân lỏng, có máu,… Bệnh biểu hiện xấu nhất ở 2-3 ngày đầu, bé đi ngoài rất nhiều lần, mệt mỏi.

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Theo nghiên cứu, tiêu chảy là nguyên nhân đứng thứ 2 về các bệnh gây tử vong ở trẻ trên thế giới. Vì vậy có thể nói tiêu chảy cấp là bệnh rất nguy hiểm với trẻ nhỏ. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các bé.

Nguyên nhân tiêu chảy cấp ở trẻ:

  • Do virus, vi khuẩn đường ruột: Bé ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn. Khuẩn thường nhiễm vào thức ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh. Một số vi khuẩn gây tiêu chảy cấp ở trẻ: Salmonella, E.coli,…
  • Nhiễm Rotavirus, kí sinh trùng: là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ. Có thể do nguồn nước, nguồn thức ăn không đảm bảo.
  • Không dung nạp Lastose: trẻ thiếu hụt enzyme lastase trong cơ thể để tiêu hóa đường lastose trong sữa. Đường Lactose không tiêu hóa được sẽ chuyển thành axit lactic gây tiêu chảy.
  • Do dùng thuốc kháng sinh: thuốc kháng sinh gây rối loạn hệ vi sinh trong ruột. Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn có hại và loại bỏ luôn vi khuẩn có lợi. Gây mất cân bằng vi khuẩn dẫn đến tiêu chảy.
  • Dị ứng, ngộ độc thực phẩm: trẻ ăn phải một số thực phẩm có thành phần không phù hợp. Protein là nguyên nhân gây dị ứng chủ yếu ở trẻ. Thức ăn gây dị ứng ở trẻ thường là sữa, hải sản, trứng,…

2. Biểu hiện của tiêu chảy cấp

Khi bị tiêu chảy cấp, trẻ có rất nhiều biểu hiện, phổ biến là một số biểu hiện sau đây.

  • Tiêu chảy: Đây là hiện tượng điển hình khi bé bị tiêu chảy cấp. Phân thường lỏng như nước, mùi hôi khó chịu, đi nhiều lần trong ngày. Có thể có thêm máu ở phân đối với trường hợp nặng.
  • Buồn nôn, ói mửa: thường xuất hiện do trẻ bị nhiễm Rota virus, trẻ sẽ mệt mỏi, mất nước do nôn quá nhiều.
  • Đau bụng, chán ăn: Trẻ bị đau bụng do bị kích thích ruột, có thể đâu quặn hoặc đau âm ỉ. Bé chán ăn, không ăn mà chỉ thích uống nước.
Biểu hiện tiêu chảy cấp ở trẻ
Biểu hiện tiêu chảy cấp ở trẻ
  • Mất nước: do trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy nhiều. Trẻ khát nước, đòi uống liên tục. Nếu không bù nước và điện giải đủ và kịp thời thì sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Mệt mỏi: Trẻ quấy khóc, người mệt lả, ngủ li bì, sốt thì tình trạng của bé đã khá nặng.
  • Miệng, lưỡi khô: Bố mẹ có thể kiểm tra bằng cách đưa tay sạch và khô vào miệng bé. Nếu thấy khô chứng tỏ bé đã mất nước nhiều.

Bố mẹ cần phải theo dõi bé thật cẩn thận, tiêu chảy cấp thực sự nguy hiểm với trẻ.

3. Cách phòng chống tiêu chảy cấp

  • Rửa tay hoặc dạy trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Người lớn rửa tay sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ, trước khi chế biến thực phẩm. Chế biến thực ăn hợp vệ sinh, khi cho trẻ ăn cũng nên rửa tay. Điều đó tránh được sự nhiễm khuẩn vào thực phẩm hoặc lây lan vi khuẩn giữa người với người.
  • Chất thải, giấy lau chất thải, tã, bỉm của bé phải được xử lí ngay. Không để lâu, giặt sạch tã lót, những đồ bị dính phải chất thải. Phơi ra chỗ có nhiều nắng, thoáng khí để hạn chế hiện tượng ẩm mốc.
Cách phòng chống tiêu chảy cấp ở trẻ
Cách phòng chống tiêu chảy cấp ở trẻ
  • Thức ăn phải được nấu chín, ăn ngay. Không nên cho trẻ ăn đồ ăn để lâu.
  • Đưa trẻ đến các điểm tiêm chủng phòng chống virus Rota
  • Vệ sinh nhà cửa, xung quanh, xem xét các nguồn nước gia đình sử dụng.
  • Đối với trẻ sơ sinh: Nên bú mẹ đến 18 – 24 tháng. Mẹ nên ăn uống hợp vệ sinh, hợp dinh dưỡng để cho chất lượng sữa cho con bú tốt nhất.
  • Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ nhiễm khuẩn như mắm tôm, gỏi, thịt sống,…
  • Khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy cần đưa đến ngay cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Tránh để bệnh nặng gây tiêu chảy cấp.

4. Cách chữa tiêu chảy các mẹ cần biết

Tiêu chảy cấp ở trẻ cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Khi thấy con mình có những biểu hiện của tiêu chảy cấp, bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Đối với những trường hợp nhẹ, sau khi có những biện pháp, kết luận từ bác sĩ có thể điều trị ở nhà.

4.1 Điều trị mất nước, mất điện giải của trẻ

Bù nước bù điện giải Oresol
Bù nước bù điện giải Oresol

Khi đã có đơn thuốc và chỉ dẫn của bác sĩ bố mẹ có thể điều trị mất nước điện giải bằng việc bổ sung Oresol. Oresol có 2 loại cho người lớn và trẻ em, bố mẹ cần mua đúng loại cho bé. Tuy Oresol rất phổ biến nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết dùng đúng cách. Ngoài làm đúng theo hướng dẫn sử dụng thì bố mẹ nên lưu ý một số điều sau:

  • Oresol dùng để điều trị bù nước, bù điện giải chứ không phải thuốc điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ.
  • Pha đúng tỷ lệ nước và Oresol theo đúng trên hướng dẫn sử dụng. Tuyệt đối không pha ít nước hơn lượng trên bao bì. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
  • Cho trẻ uống chậm, từ từ thay cho nước. Liều lượng tùy vào mức độ tiêu chảy của trẻ. Thông thường cho trẻ uống từ 50 – 100ml sau mỗi lần tiêu chảy.
  • Có thể thay Oresol bằng nước canh, nước gạo, nước dừa cho trẻ trên 6 tháng. Nó vừa giúp bù nước, vừa cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Như thế trẻ sẽ hấp thụ cấc chất và nhanh khỏi bệnh hơn.

4.2 Sử dụng thuốc kháng sinh

Bố mẹ chỉ nên sử dụng các loại thuốc bác sĩ kê đơn. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc không có trong đơn.

Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh
  • Thuốc kháng sinh: Đa phần tiêu chảy cấp ở trẻ là do virus. Mà thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt vi khuẩn nên việc tiêu diệt virus bằng kháng sinh là không hiệu quả. Vì vậy, nếu không phải do nhiễm khuẩn thì không nhất thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ.
  • Thuốc chống tiêu chảy: bản chất của thuốc là hạn chế, cầm tiêu chảy. Nó sẽ làm che đi các biểu hiện hoặc các bệnh khác vì vậy việc sử dụng thuốc chống tiêu chảy là không nên.
  • Sử dụng các loại men vi sinh Probiotics: cân bằng hệ vi sinh, làm giảm tiêu chảy ở trẻ.

Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ thì bố mẹ hạn chế sử dụng các loại thuốc. Nên cung cấp các thực phẩm tự nhiên, nguyên bản. Điều đó tốt cho sức khỏe của trẻ hơn là việc lạm dụng các loại thuốc.

4.3 Chế độ dinh dưỡng

Khi bị tiêu chảy cấp bé hấp thu dinh dưỡng kém hơn bình thường. Chính vì thế, bố mẹ nên cung cấp đầy đủ hơn các chất dinh dưỡng để bé nhanh chóng khỏi bệnh, phòng suy dinh dưỡng.

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia thì thực phẩm trẻ nên dùng khi bị tiêu chảy cấp là:

  • Gạo (bột gạo), khoai tây
  • Thịt nạc
  • Sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactose
  • Dầu thực vật
  • Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ mà bố mẹ có những cách chế biến phù hợp. Bố mẹ nên nấu chín mềm, loãng hơn bình thường để trẻ dễ ăn cũng như dễ tiêu hóa hơn. Khi nấu xong nên cho bé ăn luôn. Khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy cấp
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy cấp

Đối với trẻ dưới 6 tháng vẫn đang phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ thì mẹ vẫn cho bú bình thường. Tuy nhiên, mẹ cần phải ăn những thực phẩm phù hợp để cải thiện bệnh của bé, nên cho bú nhiều hơn.

Trẻ từ 6 tháng trở lên: Ngoài sữa mẹ thì nên cung cấp thêm cho trẻ các loại thực phẩm dinh dưỡng như thịt nạc, trứng, sữa,… Nên thêm vào bữa ăn của con một ít dầu, mỡ để tăng năng lượng trong khẩu phần ăn của bé.

Thực phẩm nên tránh như nước có ga, thức ăn nhiều đường như bánh, kẹo,… Hạn chế ăn các loại thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ.

5. Kết luận

Để được tư vấn thêm các chị có thể liên lạc Hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc Inbox Fanpage!

Theo Hoàng Huê tổng hợp

Bài viết tham khảo

>>>Thông tin đầy đủ chi tiết về chỉ số BMI – kiểm soát mỡ thừa, ngăn ngừa bệnh tật

>>>Chùm ngây Nano: Giải pháp đột phá giúp trẻ tăng cân 2020!

>>> Sữa BABEGO – Đột phá công nghệ Nano trong Chùm ngây giúp trị táo bón cho trẻ

mua hàng
Giúp ăn ngon miệng, hấp thu tốt, giúp tăng cân
Tăng cường sức đề kháng
Hỗ trợ tiêu hoá khoẻ mạnh, ngừa táo bón
Thành tiền:
Ghi chú
hotline / zalo
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

câu hỏi thường gặp

facebook