fbpx

Giải pháp cải thiện trẻ biếng ăn hay ngậm – Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ!

Trẻ biếng ăn hay ngậm đặc biệt phổ biến trong thời gian hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Nếu để lâu dài nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ biếng ăn hay ngậm
Trẻ biếng ăn hay ngậm

Trẻ biếng ăn hay ngậm là tình trạng phổ biến hiện nay trong các gia đình. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này mà bố mẹ có thể vô tình không để ý đến. Vậy nguyên nhân là gì? Ảnh hưởng của tình trạng này đến sức khỏe bé ra sao? Cách trị trẻ lười ăn, ăn ngậm như thế nào? Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Mục lục

1. Vì sao trẻ biếng ăn hay ngậm không chịu nuốt?

Nguyên nhân trẻ biếng ăn hay ngậm
Nguyên nhân trẻ biếng ăn hay ngậm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, ăn ngậm không chịu nuốt mà bố mẹ thường bỏ qua.Theo dược sĩ Thùy Linh Đại học Dược Hà Nội thì trẻ biếng ăn hay ngậm do một số nguyên nhân sau:

  • Trẻ bị bệnh: Trẻ mắc một số bệnh lý gây đau, rát họng khiến nuốt vào bị đau nên trẻ không nuốt. Nếu đột nhiên trẻ biếng ăn, ngậm không nuốt thì nguyên nhân này rất có khả năng xảy ra. Trẻ có thể mắc một số bệnh vê hô hấp gây khó chịu, đau họng. Hoặc cũng có thể trẻ hấp thu kém dinh dưỡng gây các chứng đầy bụng, chướng hơi. Tất cả những lý do trên đều có thể khiến trẻ biếng ăn, ăn hay ngậm.
  • Món ăn không ngon, không phù hợp với độ tuổi, sở thích cũng khiến trẻ lười nhai, hay ngậm.
  • Trẻ đã mọc đủ răng nhưng bố mẹ vẫn cho trẻ ăn đồ say nhuyễn. Từ đó khiến trẻ có thói quen không nhai. Dần về sau khi ăn các thức ăn phải nhai trẻ vẫn giữ nguyên thói quen đó.
  • Trẻ không thích ăn thức ăn bố mẹ cung cấp cho cũng khiến trẻ ngậm không muốn nuốt.

2. Ảnh hưởng của việc trẻ biếng ăn hay ngậm

Việc trẻ biếng ăn hay ngậm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển tầm vóc, trí não của trẻ. Một số gia đình thấy trẻ biếng ăn nhưng vẫn chưa thực sự tích cực về việc điều trị cho trẻ dẫn đến một số hậu quả sau:

Biếng ăn ảnh hưởng đến phát triển trí não ở trẻ
Biếng ăn ảnh hưởng đến phát triển trí não ở trẻ
  • Trẻ thiếu hụt chất dinh dưỡng, còi xương, phát triển thể trạng kém. Việc bé không ăn dẫn đến lượng dinh dưỡng cấp vào không đầy đù. Nó không đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ dẫn đến hiện tượng kém phát triển. Trẻ thấp còi hơn các bạn đồng lứa.
  • Hệ miễn dịch suy giảm, kém phát triển. Giai đoạn này đang là giai đoạn trẻ hình thành nên hệ miễn dịch vững chắc để bảo vệ cơ thể. Khi dinh dưỡng không đủ, vitamin thiếu hụt sức khỏe bé kém đi, hay ốm vặt. Điều này xảy ra tương đối nhiều đối với các gia đình hiện nay.
  • Trí não, cảm xúc kém phát triển. Khi dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ đồng nghĩa với việc các chất dinh dưỡng cho phát triển trí tuệ cũng thiếu hụt. Các chất thiếu hụt có thể kể đến như DHA, omega 3,6,9, chất béo, sắt,….

3. Sai lầm của mẹ làm con càng biếng ăn hay ngậm

Khi thấy con biếng ăn, ăn hay ngậm, nhiều mẹ có thói quen không tốt khiến tình trạng này càng tệ hơn.

Những sai lầm của mẹ khiến trẻ biếng ăn hay ngậm
Những sai lầm của mẹ khiến trẻ biếng ăn hay ngậm
  • Mẹ vừa cho con ăn, vừa xem tivi. Bé mải xem tivi, không chú ý đến việc ăn nên không muốn nuốt. Hiện tượng này xảy ra rất phổ biến. Bố mẹ cho trẻ đi chơi, rong trẻ đi đây đi đó để ăn hết bát cơm. Lâu dần bé không chịu đi ăn khi không được đi chơi.
  • Mẹ ép bé ăn quá nhiều trong một bữa. Hiểu tâm lý các mẹ muốn con ăn được nhiều, muốn bé tăng cân nhanh tuy nhiên như thế không phải tốt.
  • Mẹ quá bận rộn, không có thời gian đổi mới bữa ăn của trẻ. Điều này cũng khiến trẻ chán ăn, không muốn nuốt.
  • Dù con đã đủ tuổi có thể tự ăn nhưng mẹ vẫn xúc cơm cho con. Như thế vừa làm trẻ không nuốt mà còn làm trẻ thụ động trong việc ăn uống.
  • Mẹ cho con ăn thức ăn nhuyễn lâu khiến con không muốn nhai.
  • Bé vừa ăn vừa uống cũng khiến bé lười nuốt, không tốt cho dạ dày.

4. Cách trị trẻ ăn ngậm, lười ăn

Trẻ biếng ăn hay ngậm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Vì vậy mẹ nên có những biện pháp để khắc phục tình trạng này, không để nó diễn ra lâu.

4.1 Cải thiện dinh dưỡng

Bữa ăn dinh dưỡng cho bé
Bữa ăn dinh dưỡng cho bé
  • Mẹ nên cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng. Khẩu phần ăn nên phù hợp với hệ tiêu hóa của bé. Bé hấp thụ dinh dưỡng tốt, tiêu hóa nhanh làm tăng cảm giác thèm ăn.
  • Chia thành nhiều bữa cho trẻ hấp thu từ từ dinh dưỡng. Từ đó bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tăng cân.
  • Bổ sung thêm cho trẻ các loại nước ép, sinh tố hoa quả cung cấp nhiều vitamin. Từ đó sức đề kháng của trẻ tăng, trẻ khỏe mạnh, ít ốm vặt.
  • Mẹ cũng nên cân đối lượng đạm và chất xơ trong khẩu phần ăn. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt mà rau củ quả lại ít. Nó ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của trẻ.
  • Kiểm tra xem khẩu phần ăn có phù hợp với khẩu vị của trẻ không. Nếu trẻ không thích thì mẹ nên thay đổi menu bữa ăn.
  • Đối với trẻ bị bệnh, ngoài việc đưa bé đi khám bác sĩ, mẹ cũng nên cải thiện khẩu phần ăn của bé. Nếu trẻ ăn ít trong lúc này bố mẹ cũng đừng quá lo lắng. Khi hết bệnh trẻ sẽ ăn trở lại.
  • Không nên cho trẻ ăn đồ xay nhuyễn khi không cần thiết. Tuy nhiên thức ăn nên nấu mềm, ngon để bé dễ ăn, ăn ngon.

4.2 Cải thiện cách cho ăn

Đối với cách cho ăn, Dược sĩ Thùy Linh cũng có một số lời khuyên cho bố mẹ như sau:

Tạo thói quen tự lập cho bé, bé làm quen với đữa, thìa
Tạo thói quen tự lập cho bé, bé làm quen với đữa, thìa
  • Bố mẹ cần kiên nhẫn đối với việc ăn của trẻ. Không nên ép trẻ phải ăn quá nhanh hay quá nhiều.
  • Một mẹo rất hữu dụng là “bỏ đói trẻ”. Trẻ sẽ biếng ăn, ăn hay ngậm khi trẻ no, đầy bụng. Vì vậy bố mẹ có thể để trẻ biết đói. Nếu trẻ không ăn lúc ý bố mẹ có thể dẹp luôn bữa đó. Khi đói trẻ sẽ đòi ăn và ăn ngon chứ không phải ép. Tuy nhiên không để trẻ đói quá lâu, như thế trẻ sẽ mệt mỏi và không muốn ăn nữa.
  • Bố mẹ không nên cho bé ăn vặt trước bữa ăn. Không cho trẻ uống nước có gas, ăn kẹo, đồ ngọt, chiên rán trước bữa sẽ tạo cảm giác no. Trẻ sẽ không còn hứng thú ăn khi vào bữa chính.
  • Tạo thói quen ăn đúng bữa cho bé. Khi ăn cần tập trung, không để trẻ vừa ăn vừa xem tivi hay nghịch các thứ xung quanh. Cũng không nên cho trẻ đi chơi để trẻ ăn hết.
  • Cho bé ăn cùng gia đình để tạo cảm giác vui vẻ, ấm cúng, gần gũi.
  • Cho bé làm quen với đũa, thìa, tạo sự tự lập trong việc ăn uống của trẻ.

4.3 Chọn sữa phù hợp

Ngoài việc điều chỉnh dinh dưỡng và chế độ ăn thì mẹ cũng nên chọn sữa phù hợp. Sữa giúp bé tăng cân, cải thiện tình trẻ trạng biếng ăn hay ngậm. Một số loại sữa tăng cân, tốt cho việc phát triển thể chất cho trẻ các mẹ có thể tham khảo như:

4.3.1 Sữa thảo dược Babego

Sữa Babego
Sữa Babego

Babego là dòng sữa mát đang được các mẹ ưa chuộng hiện nay với thành phần bột chùm ngây nano. Chùm ngây là một thực phẩm vô cùng dinh dưỡng. Nó cung cấp hơn 90 loại chất dinh dưỡng cân bằng đủ chất đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt chùm ngây còn có các chống oxy hóa và các chất kháng viêm.

Babego được nghiên cứu bởi các chuyên gia New Zealand và được nhập khẩu nguyên hộp về Việt Nam nên các mẹ có thể hoàn toàn tin tưởng.

Sữa đặc chế cho trẻ biếng ăn, chậm phát triển, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài ra sữa cũng hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ. Đặc biệt là dòng sữa mát nên không làm trẻ bị táo bón.

4.3.2 Sữa Grow Plus+ cam

Sữa Grow Plus + cam
Sữa Grow Plus + cam

Sữa Grow Plus+ cam là sản phẩm đặc chế cho trẻ biếng ăn. Với công thức WEIGHT MAX sữa cung cấp các chất dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ cho bé. Cho nên mẹ không phải lo về việc bé thiếu hụt dinh dưỡng nhé. Được các chuyên gia từ Nutifood nghiên cứu nên sữa cũng rất thích hợp cho cơ thể trẻ Việt.

Chất lượng sữa được đảm bảo bởi Hệ thống Quản lý Chất lượng ABS – QE Hoa Kỳ. Sữa đảm bảo không có thành phần gây hại cho trẻ.

Sản phẩm tăng cường cải thiện cân nặng của trẻ, phát triển chiều cao. Cung cấp DHA tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.

4.3.3 Sữa Similac Gain PLus IQ

Biếng ăn ảnh hưởng đến phát triển trí não ở trẻ
Sữa Similac gain plus 3

Với lịch sửa phát triển lâu đời của Abbott Nutrition Hoa Kì thì khi tung sản phẩm Similac Gain PLus IQ các mẹ đã hưởng ứng rất tích cực.

Sản phẩm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, chất khoáng, vitamin thiết yếu giúp trẻ phát triển toàn diện. Sữa chứa các chất chống oxy hóa, tăng cường đề kháng cho trẻ. Trẻ khỏe mạnh, không ốm vặt. Việc tăng cân, phát triển chiều cao của trẻ cũng cải thiện rõ rệt. Ngoài ra với hệ phức hợp dinh dưỡng sữa còn hỗ trợ phát triển thị giác cho trẻ.

5. Kết luận

Trẻ biếng ăn hay ngậm là hiện tượng phổ biến hiện nay và cũng ảnh hưởng không ít tới sức khỏe trẻ. Thông qua bài viết này mong rằng bố mẹ đã có những sự điều chỉnh trong việc cho con ăn.

Để được tư vấn thêm các chị có thể liên lạc Hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc Inbox Fanpage!

Theo Hoàng Huê tổng hợp

Bài viết tham khảo

>>>Thuốc tiêu chảy có được tự ý dùng cho trẻ? Nguy hiểm mẹ cần biết

>>>Top 5 cháo hỗ trợ rối loạn tiêu hóa ở trẻ tốt nhất!

>>> Sữa BABEGO – Đột phá công nghệ Nano trong Chùm ngây giúp trị táo bón cho trẻ

>>>Uống sữa tăng cân đúng cách, chiều cao cân nặng của bé tăng vù vù

Rate this post
mua hàng
Giúp ăn ngon miệng, hấp thu tốt, giúp tăng cân
Tăng cường sức đề kháng
Hỗ trợ tiêu hoá khoẻ mạnh, ngừa táo bón
Thành tiền:
Ghi chú
hotline / zalo
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

câu hỏi thường gặp

facebook